Page Redirection If you are not redirected automatically, follow the link to our homepage.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Canh Loóng – Món ngon từ cây chuối rừng của người Mường

Đây là món canh được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng thái mỏng. Cây chuối rừng lấy về được bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ bóp với muối sau đó thả vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 30 phút. Sau đó rắc vào một ít hạt dổi nướng giã nhỏ và lá lốt rừng thái mảnh trước khi ăn.
Bát Canh Loóng Thơm Ngon
Ảnh nguồn : Internet
Nguyên liệu không quá cầu kỳ
Ảnh nguồn: Internet
Canh Loóng không khó chế biến. Những món ăn ở vùng đất đáng mến này thường dễ chịu tới mức trẻ con mới lớn một chút cũng dễ dàng chuẩn bị một bữa cơm thật tươm đón mẹ cha về. Người dân vùng cao phát thân chuối trong rừng mang về, bóc sạch những lớp vỏ già rồi mới bắt đầu thái nõn chuối cho thật mỏng. Những lớp chuối non này đem bóp kỹ với muối trắng thật sạch, sau đó chỉ việc thả vào nồi nước luộc thịt đã đun khoảng 30 phút, đợi sôi là bắc xuống và có ngay món canh loóng thật ngon. Để món ăn tăng thêm mùi vị, người ta thả vào ít hạt dổi nướng đã giã nhỏ và ít lá lốt rừng thái chỉ cho vào bát mỗi người rồi mới múc canh loóng cho vào. Hạt dổi nướng và lá lốt rừng là những gia vị phổ biến vùng cao, luôn mang lại cảm nhận thật khác cho những món ăn giản dị ở vùng đất này.

Canh Loóng được xem là món ăn hàng ngày rất được người dân vùng cao yêu thích. Món ăn này được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng thái mỏng. Đầu tiên, cây chuối rừng lấy về được bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, bóp với muối sau đó thả vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 30 phút. Cuối cùng rắc một ít hạt dổi nướng giã nhỏ và lá lốt rừng thái mảnh vào canh trước khi ăn.

Chợ tình Khau Vai – Hà Giang - Một nét văn hóa độc đáo

Khâu Vai là phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta. Chợ Khau Vai (Khau Vai theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là đèo gai) còn gọi là chợ Phong Lưu, chợ tình Khau Vai, có từ gần 100 năm nay.Có nguồn nói là từ năm 1919. Chợ nằm ở xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, Việt Nam và chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch.thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên toàn thế giới. Từ chiều 26/3 âm lịch từ khắp các nẻo đường chênh vênh trên núi cao, những người dân trong trang phục của dân tộc mình, đã ríu ran, rộn ràng xuống chợ. Những người ở bản xa, cách chợ tình Khâu Vai những ba quả núi, bốn năm con suối, thì đi từ sớm hơn.
Giao lưu, tâm tình tại chợ tình Khâu Vai
Ảnh nguồn: Internet
Truyền thuyết chợ tình Khâu Vai
Chuyện xưa kể lại rằng: Có chàng trai người Giáy thương yêu và lấy cô gái người Nùng, bất chấp luật lệ cấm đoán của hai dân tộc và sự ngăn cản của hai gia đình. Vì chuyện hôn nhân ấy mà hai tộc họ thù hằn nhau. 
Chàng trai thôi khèn say đắm lòng người
Ảnh nguồn: Internet
Một hôm đôi trai gái ấy đang ngồi bên nhau thì phải chứng kiến cảnh hai dòng họ đánh nhau dữ dội. Biết vì mình mà gây nên mối hận thù ấy, họ đành lòng chia tay nhau trong nỗi sót đau nuối tiếc để giải mối hận hận thù giữa hai tộc người. Sau này hai người cũng đã yên bề gia thất, tuân theo tục lệ của dòng tộc, nhưng trong lòng họ không thể quên được hình bóng nhau.
Khi đôi trai gái chia tay nhau, họ đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khau Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát hết đêm rồi đến hết đêm hôm sau rồi lại trở về với cuộc sống ngày thường. Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau. Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3- ngày mà năm nào họ quyết định chia tay. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là “miếu Bà” và “miếu Ông” ngay chính nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình trai gái.
Chợ tình Khâu Vai người Mông đông hơn cả. Các chàng trai, cô gái dùng tiếng khèn, tiếng hát để thể hiện tình cảm của mình. Những “Khâu xỉa plềnh”, “Già Xông”... mộc mạc mà chân thành, da diết mà tình cảm. Đó là những bản tình ca giản dị, say đắm. Những lời tỏ tình mộc mạc và dễ thương đã được những đôi trai gái trong đêm chợ thổi vào tình yêu chân thật như chính cuộc sống của họ...

Khách du lịch chen lẫn với các chàng trai, cô gái người Mông, Dao, Giáy, Lô Lô… như chảy về xã Khâu Vai. Mặc núi đá tai mèo, mặc núi cao suối sâu và những đoạn đường cua tay áo đầy nguy hiểm, họ náo nức, họ phấp phỏng… vì đêm nay sẽ là một đêm tình yêu lãng mạn thăng hoa, mỗi năm chỉ có một lần.
Không khí trong chợ
Ảnh nguồn: Internet

Tất cả đều cùng hướng về chợ tình, hướng về người mình đã yêu, đang yêu và sẽ yêu… như hướng về một nghi lễ thiêng liêng, trọng đại nhất. Khi ông mặt trời khuất sau mỏm núi phía Tây, sương giăng mù trời, những đống lửa lớn được đốt lên, những can rượu lớn được mang ra là lúc đêm tình Khâu Vai bắt đầu:

“Đêm nay đôi ta ngồi đã muộn
Gà gáy giục chín năm mười sáu tiếng
Đôi ta không có lòng thì thôi
Có lòng thì hãy mau mau cất tiếng lên giọng…”

Có tiếng cô gái đáp lại:

“Giờ này trời đã về khuya
Sao đã lượn vòng đổi ngôi
Sương đã phủ trắng
Em chỉ biết mình anh nhưng chưa biết tim anh…”

Chợ tình Khâu Vai mỗi năm chỉ họp một lần nhưng phiên chợ Khâu Vai thì họp năm ngày một phiên để phục vụ nhu cầu của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chợ tình họp từ chập tối đến sáng ngày hôm sau là tan, từ sáng đến trưa lại họp bình thường như các chợ miền núi khác. Sáng sớm ngày 27 là lúc chợ tình có nhiều ý nghĩa nhất. Rượu đã hết, chợ đã tan, giờ chia tay đã đến... Ở ven đường, men theo các sườn núi, các vách đá... từng đôi nam nữ bịn rịn chia tay nhau. Họ hẹn hò gặp nhau vào một thời gian sớm nhất, còn nếu duyên chưa thắm thì hẹn đến phiên chợ tình năm sau...
Chảo thắng cố ở phiên chợ rẻo cao
Ảnh nguồn: Internet
Và cứ thế, chợ tình Khâu Vai đã trở thành một nét đẹp văn hóa, truyền thống, có ý nghĩa nhân văn, một điểm đến hấp dẫn mà khi nhắc đến Hà Giang chúng ta không thể không nhắc đến. Trải qua hàng trăm năm, xã hội phát triển đi lên, cuộc sống của người dân nơi đây cũng có nhiều thay đổi, nhưng chợ tình Khâu vai vẫn luôn tồn tại và mang trong mình sức hút đặc biệt, sức hấp dẫn khó tả. Dẫu đến một lần, nhưng chợ tình Khâu Vai Hà Giang sẽ mang đến cho du khách những cảm xúc mới lạ, những giây phút mơ màng đầy thi vị, những dư âm đặc biệt khó quên.
Tổng Hợp

Cọc Vài và sự tích Tài Ngào

Cọc Vài – dịch theo tiếng Tày nghãi là “ Cọc buộc trâu” gắn liền với sự tích Tài Ngào mà mỗi người dân Na Hang chúng ta đều nhớ.


Truyện kể rằng: Tài Ngào là một chàng trai khổng lồ, chăm chỉ, chịu khó. Năm đó hạn hạn kéo dài, chàng nghĩ mãi rồi mới quyết định đắp đập ngăn sông cho nước dâng lên để lấy nước giúp dân làng . ngày ngày chàng ra sức đồn đập ngăn sòng cho nước dâng lên để lấy nước từ tận chân núi Pắc Tạ ngược lên vùng Đức Xuân, Thúy Loa để chuẩn bị lấp tận chỗ núi đổ bởi tại nơi này lòng sông hẹp mà hai bên lại có núi cao sừng sững. công việc đang đến lúc gần xong thì có một kẻ xấu trong bản muốn cản trở công việc của chàng ben nhằm lúc chàng đang mải dồn đá, hắn bèn đến và nói dối rằng mẹ chàng ở nhà ốm nặng và đã qua đời. Tài Ngào tưởng thật vội làm chiếc quan tài bằng đã vác về để chôn cất mẹ. Về đến nhà, thấy mẹ đang ngủ say. Tài ngào tưởng mẹ đã chết liên lấy tay vuốt mắt mẹ. nào ngờ bàn tay khổng lồ của chàng đã làm móp thái dương mẹ khiến mẹ tắt thở. Thương mẹ, tài ngào kêu gào thẳm thiết, nước mắt của chàng chảy thành sông làm cuốn trôi chiếc quan tài đá và thi hài người mẹ. thi hài người mẹ trôi mất không tìm thấy còn chiếc quan tài thì vướng lại chỗ tài ngào đang dắp đập dở, nằm bên bờ sông gâm. Bãi đá đắp đập dở tạo thành ủn trên dòng sông. Vào mùa cạn thuyền qua lại phải khiêng qua vì ở đó có rất nhiều đá . Cọc Vài là cọc buộc trâu của tài ngào khi chàng cáo đá để dắp đập

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Chùa Phúc Lâm - Thượng Lâm

Chùa Phúc Lâm ở thôn Nà Tông – Thượng Lâm. Ngôi chùa được tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, thoáng đãng và bằng phẳng. Chùa Phúc Lâm được nằm trên gò đất rộng khoảng 600m2 dưới chân núi Chùa. 
Diện mạo Chùa Phúc Lâm hiện nay

Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời nhà Trần, vào khoảng thế kỷ XIII - XIV. Mặc dù là một ngôi chùa nhỏ, nhưng chùa Phúc Lâm là một minh chứng rõ ràng nhất về hoạt động tôn giáo - tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc vùng cao.

Chùa Phúc Lâm toạ lạc trên một khu bằng phẳng, dưới chân ngọn núi Cô Tiên cao sừng sững. Xung quanh ngôi chùa là các dãy núi đá vôi hùng vĩ của vùng đất Thượng Lâm huyền thoại. Cũng giống như các di tích lịch sử khác, chùa Phúc Lâm cũng chịu tác động mạnh mẽ của thời gian, Tại khuôn viên cũ của ngôi chùa xưa các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều dấu tích, hiện vật như: mảnh tháp đất nung, các mảng phù điêu, các tảng đá xanh kê chân cột... Mặc dù hiện nay vẫn chưa có một tư liệu thành văn nào ghi chép về sự ra đời của chùa Phúc Lâm, nhưng qua các dấu tích khai quật được, các nhà nghiên cứu khẳng định, chùa Phúc Lâm mang phong cách kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc từ thời Trần (thế kỷ XIII - XIV), điều này chứng tỏ lịch sử khai phá lâu đời và sinh hoạt tôn giáo phong phú của đồng bào các dân tộc nơi đây. Việc phát hiện những dấu tích của chùa Phúc Lâm là một đóng góp quan trọng trong quá trình nghiên cứu lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật tôn giáo thời Trần ở vùng cao Lâm Bình.
Phia trong ngôi chùa

Với ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hoá, khoa học và nghệ thuật, ngày 29/09/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận Chùa Phúc Lâm xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là di tích cấp quốc gia..
Những yếu tố tâm linh gắn với các truyền thuyết về lịch sử đã làm nên sự linh thiêng, cổ kính của chùa Phúc Lâm. Điều này cũng đang đặt ra vấn đề bức thiết là phải phục dựng lại ngôi chùa xứng tầm với lịch sử và tín ngưỡng văn hoá của nhân dân quanh vùng. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, ngày 22/8/2011 UBND tỉnh Tuyên Quang đã phê duyệt chủ trương đầu tư phục dựng lại ngôi chùa, đây là một tin mừng cho chính quyền và nhân dân huyện Lâm Bình. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đến nay ngôi chùa đã được phục dựng lại theo đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chùa được dựng bằng gỗ, theo hướng Tây Nam, nằm ngay trên khuôn viên của ngôi chùa cũ, kiến trúc hình chữ Nhất theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam, gồm một gian hai chái, mái lợp gạch nung. Hai gian Tiền đường của chùa là hai pho tượng Hộ pháp đặt ở vị trí sát vách có nhiệm vụ cai quản một khu vực vùng núi rộng lớn, thuộc Nà Hang và Chiêm Hóa xưa. Giữa Tiền đường là nơi đặt hương án, phía sau là tòa Tam bảo, bao gồm các tượng Phật Tổ Như Lai, Quan Thế Âm, tượng các Bà Chúa Sơn Lâm, Sơn Trang... Hầu hết các tượng được làm bằng gỗ, để mộc ở tư thế ngồi thiền, không sơn son thếp vàng, không được chạm khắc trau chuốt, đường nét không mềm mại nhưng rất có hồn, dáng vẻ tự nhiên.

Hàng năm, cứ vào dịp lễ tết (nhất là dịp lễ hội Lồng Tông vào ngày 15 tháng giêng), nhân dân và du khách gần xa đến với Lâm Bình đều hướng tới ngôi chùa Phúc Lâm để tham quan, cầu an, cầu lộc, cầu cho mùa màng bội thu. Đây sẽ là một điểm đến thu hút người dân và du khách thập phương mỗi dịp tết đến xuân về

Đến Thượng Lâm du khách còn rất ấn tượng với những nếp nhà sàn vương làn khói trắng, thanh bình thấp thoáng ven những triền núi. Thật ấm cúng khi du khách cùng ăn những bữa cơm thân mật với gia chủ. Trên sàn nhà bên bếp lửa hồng cùng nhau nâng bát rượu ngô và thưởng thức các món ăn truyền thống do các bà, các mế, các thiếu nữ nấu. Những món ăn như măng rừng luộc chấm mẻ, rượu ngô, cá ướp mẻ nướng, rau dớn xào, canh đắng... mang dư vị của núi, của rừng đủ làm du khách say lòng với đất và người Thượng Lâm. 

Tổng Hợp

Truyền thuyết 99 ngọn núi

Năm đó, hạ giới đang hưởng một cuộc sống thanh bình, bỗng một ngày kia nhà vua cảm thấy vùng đất mình cai quản này quá chật hẹp và muốn xây dựng một kinh đô mới nên đã lập đàn cúng. Thiên thần hiện lên và nói rằng: 
- Kinh đô phải là nơi hiểm yếu, có thành thành trì thiên tạo bao bọc
Nhà vua hỏi lại: “ Kẻ hạ giới không hiểu thế nào là thành trì thiên tạo, xin Thiên thần chỉ giáo”.
Thiên thần nói: “ Nhà ngươi phải chọn nơi có đủ 100 ngọn núi để xây dựng kinh đô thì mới có thể giữ yên bờ cõi.
Thế mà bí mật ấy lại lọt tới tận tai quan sở vùng Thượng Lâm. Thấy vùng mình đang cai quản rừng núi trùng điệp, ông đã nghĩa biết đâu vùng này lại ứng vào điều bí mật kia. Thế là ông cũng bè lũ tay chân lặn lội đi đếm núi, đếm đi rồi lại đếm lại tất thẩy cũng chỉ có 99 ngọn. Quan trên và bè lũ quần thần buồn bã trở về. Bỗng nhiên có 1 tên tay sai chợt nảy ra một ý và tâu với quan trên: “ Đại nhân hãy cho đắp thêm một ngọn núi nữa là đủ trăm, như thế sẽ thành kinh đô và ngài sẽ trở thành quan Đại Thần”. Viên quan nghe lời bọn xu nịnh bắt hết dân trong bản làng không phân biệt già trẻ, gái, trai ngày đêm đi phu đắp núi. Thế rồi ngày chọn kinh đô cũng đã tới. Thiên thần mang theo đàn Phượng Hoàng bay kín cả trời làm cho dân làng thấy lạ ùa ra xem. Chừng nửa giờ sau, 99 con Phượng Hoàng đã có chỗ đậu, chỉ còn lại 1 con là cứ sà xuống rồi lại bay lên mãi xung quanh một ngọn núi. Đến lần thứ 3 thì bỗng nhiên nó bay vút lên không trung. Bất ngờ cả đàn Phượng Hoàng vỗ cánh bay theo. Biết là có chuyện chẳng lành, Thiên Thần cho gọi Thổ Thần đến và hỏi. Vốn tình thật thà, Thổ Thần đã khai báo hết mọi chuyện, Thiên Thần nổi giận cho rổng phun một trận mưa lớn làm cuốn trôi đi ngọn núi giả”. Và dãy núi trùng điệp trước mắt chúng ta hiện nay vẫn còn đủ 99 ngọn núi.
Nhìn từ xa 99 ngọn núi 
Trong bài hát” Tâm tình cô gái Na Hang” lời bài hát có đoạn:
Ai lên Tuyên Quang ngược vòng cung Lô Gâm tới Na Hang quê em. Ai bay trên không tới miền Thương Lâm thấy có 99 ngọn núi đấy chính là Na Hang quê em”. 

Vâng chắc hẳn đến với Nà Hang quý khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng dãy núi với 99 ngọn. Một huyền thoại của Nà Hang!

Sự tích đèo Ái Au.

Người xưa kể lại rằng: Thủa ấy ở Thượng Lâm có nhà Quằng giàu có và sinh được một người con trai khỏe mạnh, tuấn tú. 
Ảnh minh họa
Đến khi con trường thành, Quằng đi khắp các nhà thổ ty trong làng để tìm con dâu. Thế nhưng người con trai này lại đi yêu một cô gái ở bên Trùng Khánh, đáng tiếc nhà cô lại quá nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ một bồ thốc để dành dụm đến vụ sau. 
Vì thế mà gia đình nhà Quằng ra sức phản đối. bất chấp mọi trở ngại, đêm đêm họ vẫn lén gặp nhau. Chàng trai thì vượt dốc hướng về phía nam, cô gái thi băng rừng hướng về phía bắc. trong rừng sâu thẳm thẳm họ phải dùng lời làm tín hiệu, cứ khi đến chân đèo là họ cất tiếng “ ái au” kẻ gọi – người thưa cho đến khi gặp nhau. Vào một đêm, cô gái cất tiếng “ ái au” tha thiết nhưng càng gọi càng không thấy bóng dáng người yêu đâu cả. 
Cô gọi mãi, gọi mãi cho đến khi ngất đi giữa đỉnh núi và bị hổ tha vào rừng sau . đêm đó cũng chính là đêm nhà Quằng biết chuyện và đem trói chàng dưới gầm sàn. Mãi tới nửa đêm mới có một gia nhân thương tình cởi trói. 
Chàng vội vã chạy đi tìm người yêu, vừa chạy vừa gọi, hai tiếng ái au, thảm thiết đã đưa chàng vào tận rừng xanh. Và từ đó cả hai người cùng mất tích. Ngày nay, mỗi khi đêm xuống vẫn vang vẳng hai tiếng ái au vô vọng

Sự tích “ ông đi qua – bà đi lại”

Chuyện kể rằng: vào một ngày, suối Côn Lôn nước sông to lắm, người đi làm ruộng trông thấy một cái mảng nứa, trên mảng có một đứa trẻ sơ sinh, Người ta liền găm chiếc mảng lại, bế đứa trẻ. 
Đó là một bé gái chứng ba tháng tuổi bụ bẫm kháu khỉnh. Không biết cha mẹ nó là ai và vì sao lại nỡ bỏ trôi nó như thế . Trong bản có nhà kia hai vợ chồng già không có con liền đem về nuôi. 
Cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng Na Hang
Đến năm mười bốn tuổi, cô bé đã thành một thiếu nữ thân thể nở nang, đẹp mê hồn , đần ông trông thấy là ngây người như con ma ám. Nhiều người ướm hỏi nhưng cô chưa nhận lời ai. 
Trong bản có việc gì chỉ cần có sự có mặt của cô là mọi việc đều được giải quyết. không biết do cô có giọng nói dịu dàng hay do sắc đẹp quyến rũ. cô không chịu làm vợ một ai, nhưng lại thường chăn gối với đàn ông. Cô đã sinh cho nhà quằng một cậu con trai, trong khi ba bà vợ lại chỉ sinh được toàn con gái, người thi không có con. Lâu sau cô lại ăn ở với một người lái buôn và sinh cho ông ta một cô con gái. Khi đứa bé được ba tuổi người lái buôn bé con đi. 
Cô vẫn là người đàn bà không chồng, sắc đẹp không hề suy giảm. trong nhà cô không mấy đêm vắng bóng đàn ông. Các bà vợ phần nhiều không ưa người đàn bà xinh đẹp này. Mấy bà vợ Quằng vẫn ghen ngầm với cô từ lâu. Một hôm, người vợ cả của Quằng sai bọn giai nhân trói cô đem bỏ vào chuồng ngựa đực. Sáng hôm sau , người đàn bà ấy đã chết mà không hiểu tại sao. Nghĩa tử là nghĩa tận, dân làng chôn cất cô ở gò đất ven đường. 
Quằng thương tiếc cho dựng trên mộ một tấm bia. Trải bốn mùa xuân hạ thu đông, người đã từng chăn gối với cô mỗi khi đi qua đều đắp thêm lên mộ cổ một nắm đất tỏ lòng thương nhớ. Con các bà vợ của họ khi đi qua lại cố tình bới đi một nắm đất cho hả nổi ghen ghét ấy. thành thử trải qua bao nhiêu nam mà nấm mộ ấy không hề to lên mà cũng không nhỏ đi. Nấm mồ và tấm bia ấy được người ta gọi là gò “ ông đi qua – bà đi lại”

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ

Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ hàng ngàn đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao. Chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh. Người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ bản sắc của dân tộc mình.
Nguồn: Internet

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái. Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Nếu gạt bỏ những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng thì lễ Cấp sắc có tính giáo dục rất lớn, thể hiện qua những lời giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên và các quan âm binh nên tính giáo dục càng có giá trị.
Nguồn: Internet
Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó. Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung... Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng... 
Nguồn: Internet
Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy. Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ. Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.
Nguồn: Internet
Lễ Cấp sắc của người Dao nói riêng và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung là cái hồn riêng của mỗi dân tộc, cần phải được gìn giữ và phát huy. Đây được xem là nhiệm vụ chiến lược để đảm bảo cho một nền văn hóa phát triển lâu dài và bền vững không chỉ ở vùng dân tộc miền núi Hà Giang mà của cả dân tộc Việt Nam nói chung.
Tổng Hợp

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Tổng hợp những bí ấn khoa học chưa tìm ra lời giải đáp

1. Tiếng kêu bí ẩn ở thành phố Taos:


Ảnh nguồn: Internet
Dân bản địa và khách du lịch của thành phố nhỏ Taos thuộc New Mexico, từ lâu đã rất bối rối và khó chịu bởi một tiếng kêu vo ve bí ẩn với tần số thấp từ đâu đó ngoài vùng sa mạc. Lạ kỳ thay, chỉ có 2% dân số ở Taos lên báo cáo họ nghe thấy âm thanh này. Một vài người tin rằng chuyện này chỉ là do sự bất thường của âm thanh, nhiều người khác lại nghi ngờ đó là do sự kích động quần chúng nhằm một mục đích xấu xa nào đó. Dù đó là âm thanh gì, từ tự nhiên, tâm lý hay của một hiện tượng siêu nhiên nào đó, chưa ai biết được âm thanh này bắt nguồn từ đâu.

2. Hồn ma


Ảnh nguồn: Internet
Linh hồn của người chết dường như đã in sâu vào văn hóa cũng như các câu chuyện dân gian trên thế giới. Nhiều người đã khẳng định họ đã nhìn thấy linh hồn người chết, và có vô số bức ảnh về những bóng ma bí ẩn, tuy nhiên, khoa học đến bây giờ mới chỉ dừng lại ở mức hy vọng một ngày nào đó, những linh hồn này sẽ nói chuyện và tiếp xúc với người sống, và giải mã được hiện tượng kỳ bí này.

3. Hiện tượng Déjà vu
“Déjà vu” là một cụm từ tiếng Pháp, có nghĩa là “đã nhìn thấy”, là một cảm giác xa xăm, bí ẩn và khó tả về những sự kiện hay hình ảnh mà người ta có cảm giác như đã từng chứng kiến hay nhìn thấy trước đây. Ví dụ, một người phụ nữ bước chân vào một toàn nhà mà trước đấy cô ấy chưa từng đến, và có cảm giác rằng khung cảnh này quen thuộc một cách kỳ lạ. Một vài người cho rằng hiện tượng Déjà vu là những hình ảnh về cuộc sống từ kiếp trước. Cũng giống với trực giác, câu trả lời hợp lý nhất cho hiện tượng Déjà vu có lẽ là tâm lý con người, tuy vậy, nguyên nhân và bản chất của hiện tượng này vẫn còn là một điều quá bí ẩn đối với khoa học hiện đại.

4. UFO:

Nguồn: Internet
Nhiều người đã nhìn thấy những vật thể bay không xác định trên trời, họ không thể biết được đó là máy bay, sao băng hay cái gì khác. Sau nhiều cuộc điều tra kĩ càng, vài nguyên nhân đã được đưa ra để giải thích cho những những hiện tượng mà người ta nghĩ là UFO. Tuy vậy, một vài sự kiện liên quan đến UFO thật, như sự kiện xảy ra tháng 7/1947 ở Roswell, New Mexico, vẫn còn là một câu chuyện bí ẩn.

5. Trải nghiệm cận kề cái chết và cuộc sống sau khi chết
Những người đã từng đứng gần ngưỡng cửa của cái chết, sau khi tỉnh dậy, đã tiết lộ nhiều điều huyền bí, chẳng hạn như, đi qua một đường hầm trong một luồng sáng kỳ lạ, được đoàn tụ với những người yêu thương và cảm thấy rất bình an, v.v… Tất cả những điều nói trên có thể là bằng chứng cho sự tồn tại của một thế giới khác sau khi chết. Tuy vậy, chưa từng có ai trở về từ “cuộc sống sau cái chết” để đưa ra bằng chứng và khẳng định lại thông tin này. Những người hoài nghi thì cho rằng trải nghiệm này đơn giản chỉ là ảo giác tự nhiên của một vùng não nào đó bị tổn thương. Hiện tại, khoa học vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân của những trải nghiệm cận kề cái chết, và liệu chúng có phải là hình ảnh của một cuộc sống sau khi chết hay không.

6.Sức mạnh tâm linh/ngoại cảm

Sức mạnh tâm linh và ngoại cảm nằm trong top 10 hiện tượng không thể giải thích được nhưng lại rất được nhiều người tin vào sự tồn tại của nó. Trực giác, như đã nói ở trên, được cho là một dạng của sức mạnh tâm linh, một cách để tiếp nhận những luồng thông tin bí mật và đặc biệt về thế giới hoặc tương lại. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra những người tự cho mình có khả năng ngoại cảm. Kết quả của các cuộc kiểm nghiệm khá mơ hồ và tiêu cực. Một vài người cho rằng sức mạnh tâm linh hay khả năng ngoại cảm là điều không thể được kiểm tra và thử nghiệm. Và nếu điều này là sự thật, khoa học sẽ không bao giờ có thể chứng minh được sự tồn tại của sức mạnh tâm linh.

7. Quái vật khổng lồ Bigfoot
Nguồn Internet
Trong suốt hàng thập kỷ qua, nhiều người khẳng định là đã nhìn thấy tận mắt những con quái vật khổng lồ, mình đầy lông lá và có hình dáng giống con người, được biết đến với cái tên Bigfoot ở vùng châu Mỹ. Tuy vậy, chưa từng có một xác chết nào của loài này được phát hiện dù bị săn bắn, bị xe tông hay chết theo tự nhiên. Đến bây giờ vẫn không có bằng chứng nào về răng hay xương của Bigfoot, tất cả đều được biết đến qua các nhân chứng và những bức ảnh rất mơ hồ về quái vật này. Mặc dù không thể hoàn toàn phủ nhận sự tồn của Bigfoot, khoa học có lẽ sẽ không bao giờ chứng minh được rằng những sinh vật như Bigfoot hay quái vật hồ Loch Ness tồn tại.

8. Máy bay cổ xưa

Những mô hình này là những món đồ chơi cổ đại, đã mô phỏng những chiếc máy bay theo kích thước nhỏ và được làm thủ công. Tuy nhiên, những chiếc máy bay thực sự bay lên bầu trời được thực hiện vào năm 1780. Vậy, làm thế nào mà nền văn minh cổ khi không có đầy đủ về những liên tưởng về chiếc máy bay lại có thể thực hiện những mô hình này và phác họa giống với bề ngoài của chiếc máy bay bây giờ?

9. Kì lạ cô gái đến từ... Ai Cập cổ đại

Câu chuyện về kiếp trước của Dorothy Louise một thời tốn nhiều giấy mực của giới khoa học và nghiên cứu. 

Khi còn nhỏ, Dorothy Eady Louise (sinh năm 1904) là đứa trẻ bình thường sống tại một thị trấn ven biển thuộc London, Anh. Điều bất hạnh đã xảy ra khi vào một buổi sáng, Dorothy chạy xuống cầu thang, bị trượt chân và té ngã. Cú ngã nghiêm trọng tới nỗi cô bé 3 tuổi được xác định là đã chết.
Kì lạ cô gái đến từ... Ai Cập cổ đại - 1
Dorothy Eady Louise (bên phải).
Tuy nhiên, điều kì diệu đã xảy ra, Dorothy bất ngờ sống lại. Cha mẹ cô bé vui mừng khôn xiết, nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Sau khi bình phục, Dorothy có rất nhiều hành động kì lạ. Cô bé từ chối hát thánh ca, đưa ra so sánh giữa Kitô Giáo với Ai Cập cổ đại.

4 năm sau, trong một chuyến đi chơi tới Bảo tàng Anh, Dorothy đã chăm chú ngồi ngắm xác ướp rất lâu, hôn chân xác ướp và nhất quyết không về nhà với bố mẹ. Cô bé còn chỉ vào một bức tranh và nói “Đó là nhà của tôi”. Cô bé nói mình đến từ Ai Cập cổ đại và mong muốn được quay về nhà thật sự của mình.

Kì lạ cô gái đến từ... Ai Cập cổ đại - 2
Phòng Ai Cập tại Bảo tàng Anh.
Sau này, Dorothy tham gia một nhóm nghiên cứu về Ai Cập cổ. Cuối cùng, cô đến Cairo, kết hôn với một người đàn ông ở đây và sinh con. Tuy nhiên, hôn nhân không kéo dài do cô thường xuyên rơi vào trạng thái thôi miên và viết nguệch ngoạc chữ tượng hình. Bản viết của Dorothy kéo dài tới 70 trang kể về cuộc sống từ kiếp trước của mình.

Trong bản viết, Dorothy miêu tả mình được sinh ra ở Ai cập cổ đại với tên gọi Bentreshyt và lớn lên như một nữ tu sĩ tại Đền Kom El Sultan. Vào năm 14 tuổi, Pharaong Seti đã yêu và có con với cô. Tuy nhiên, vì lời thề giữ gìn trinh tiết của tu sĩ, Bentreshyt đã tự sát để ngăn không cho Seti bị liên lụy.

Kì lạ cô gái đến từ... Ai Cập cổ đại - 3
Bức tranh mô tả mối tình giữa Pharaong Seti và nữ tu sĩ Bentreshyt.

Ban đầu, mọi người cho rằng Dorothy là một kẻ điên. Tuy nhiên sau đó, tất cả đã bị thuyết phục rằng câu chuyện là có thật. Bằng kí ức từ kiếp trước, Dorothy đã chỉ ra vị trí trước đây của đền Garden mà nhờ đó, các nhà khảo cổ đã xác định chính xác vị trí của đền.

Cô cũng chỉ ra trong ngôi đền có một lối đi bí mật ở phía bắc.Ngoài ra, Dorothy cũng nói dưới ngôi đền Seti I là một hầm thư viện với những ghi chép liên quan tôn giáo và lịch sử.
Kì lạ cô gái đến từ... Ai Cập cổ đại - 4
Bức tượng được cho là Dorothy ở kiếp trước.

Sau này khi về già, Omm Seti (cái tên thể hiện sự kính trọng mọi người dành cho bà) sống tại đền thờ của Abydos thuộc một ngôi làng nhỏ. Nhờ bà mà nơi đây trở thành một điểm thu hút khách du lịch khi tới thăm Ai Cập. Năm 1981, Omm Seti qua đời.
Tới nay, câu chuyện của bà Omm Seti vẫn là một bí ẩn của thế giới.
Tổng Hợp

Ăn dứa không nên bỏ lõi

Quả dứa (Ananas comosus) là đặc sản của các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Quả dứa khi chín có màu vàng, mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt hơi chua, thường được dùng làm món tráng miệng. Quả dứa xanh thường được dùng làm rau ăn (làm món sào với thịt bò, thịt trâu, lòng gà, lòng vịt...).

Dứa chín có màu vàng, mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt hơi chua và là loại hoa quả yêu thích của nhiều người.
Hình ảnh Có nên bỏ lõi dứa khi ăn? số 1
Sau khi ăn cơm, mỗi người nên ăn dứa để tráng miệng, đặc biệt là ăn lõi dứa. Chất bromelin có trong lõi dứa sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt các chất đạm trong thức ăn.

Bên cạnh đó, lõi dứa còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch: giảm di căn của các loại ung thư (phối hợp với xạ trị, hóa trị); ức chế quá trình viêm, giảm phù nề, tụ huyết; giảm đau nhức trong các chứng thấp khớp; giúp cho vết thương, vết loét mau thành sẹo; ngừa: cao huyết áp, đau thắt ngực, huyết khối, giãn tĩnh mạch, phù phổi.

Khi gọt dứa chín, chuẩn bị cho món tráng miệng; hoặc dứa xanh chuẩn bị cho món xào, nhiều người thường bỏ lõi dứa, người ta giải thích rằng: lõi dứa cứng, nhạt và làm rát lưỡi.

Họ không biết rằng: chất quý có lợi cho sức khỏe con người chứa trong quả dứa (chín và xanh) là bromelin (hay brolelain).

Trong quả dứa, thìlõi dứa lại có hàm lượng bromelin cao nhất.

Bromelin có nhiều công dụng quý:
Phân giải protein: sau bữa ăn thịnh soạn, có nhiều cá thịt nên dùng dứa để tráng miệng, sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt các chất đạm trong thức ăn. Ướp dứa với thịt 20 phút trước khi chế biến, sẽ làm cho thịt mềm, ngon dễ tiêu hơn (nhớ cắt lõi dứa thành lát mỏng để bóp với thịt sẽ phát huy được tác dụng của bromelin).

Giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch: giảm di căn của các loại ung thư (phối hợp với xạ trị, hóa trị); ức chế quá trình viêm, giảm phù nề, tụ huyết; giảm đau nhức trong các chứng thấp khớp; giúp cho vết thương, vết loét mau thành sẹo; ngừa: cao huyết áp, đau thắt ngực, huyết khối, giãn tĩnh mạch, phù phổi.
Nâng cao tác dụng của các loại thuốc: kháng sinh, an thần, giãn cơ, chống co giật, trị hen.
Vì vậy, chớ dại mà bỏ lõi dứa khi ăn.
Sưu Tầm

Di tích Xưởng Quân khí H52 - Na Hang - Tuyên Quang

Xung quanh khu vực hồ Na Hang còn có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kì thú khác như ghềnh thác, những vỉa đá tự nhiên hình thù kì lạ, cùng những ngọn thác nổi tiếng như Khuổi Sung, Khuổi Nhi, thác Mơ quanh năm tuôn chảy tung bọt như làn tóc mây trắng tô điểm cho màu xanh của đại ngàn. 
Di tích Xưởng Quân khí H52 là một điểm đến mới lạ đối với những ai muốn được khám phám.
Di tích Xưởng Quân khí H52 (xã Thượng Lâm) và địa điểm sản xuất diêm tiêu (xã Năng Khả) là 2 cơ sở trọng yếu khai thác và sản xuất diêm tiêu phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn từ năm 1950 đến 1954.
Di tích Xưởng Quân khí H52 (Thượng Lâm) và địa điểm sản xuất diêm tiêu (Năng Khả) là 2 cơ sở trọng yếu khai thác và sản xuất diêm tiêu phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn từ năm 1950 đến 1954, nơi có vị trí bảo đảm bí mật, an toàn, là nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất diêm tiêu thô và than củi (hai nguyên liệu chính để sản xuất thuốc súng). Xưởng Quân khí H52 do đồng chí Ngô Gia Khảm làm giám đốc, chuyên sản xuất diêm tiêu làm thuốc súng (còn gọi là thuốc đen) đã đáp ứng một phần chế tạo vũ khí như lựu đạn, mìn, thuốc phóng, dây cháy chậm, pháo hiệu phục vụ chiến trường.

Di tích Xưởng Quân khí H52

Hang Phia Muồn

Hang Phia Muồn là hang ở núi Phia Muồn, gần bản Nà Lạ, xã Sơn Phú, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Hang Phia Muồn đã được người dân biết đến từ lâu. Ông Phùng Dừn Phụng (67 tuổi), dân tộc Dao ở thôn Nà Lạ cho biết: “Khi còn nhỏ, tôi đã được cha mẹ kể về hang Phia Muồn. Đó là nơi thần linh ngự trị phù hộ cho bản làng tốt tươi được mùa, nên vào dịp lễ tết, người bản đều thắp hương ở cửa hang”
Cận cảnh di cốt người tiền sử.
Năm 2005, anh La Văn Chiến, giáo viên Trường Tiểu học Sơn Phú vào rừng và nhặt được chiếc rìu đá thời tiền sử. Sự huyền bí và linh thiêng của hang được gợi lại.

Đến năm 2007 Bảo tàng Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật khu vực lòng hang

Di tích hang Phia Muồn (Sơn Phú) nằm trong khu vực phổ biến là những núi đá phiến sét vôi xen kẽ những núi đất, những dải thung lũng hẹp và những thảm rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn. Phia Muồn là một di chỉ cư trú và là khu mộ táng của cư dân thuộc nhiều giai đoạn tiền sử khác nhau. Địa tầng và di vật khảo cổ học kèm theo cho thấy có 2 mức văn hóa thuộc 2 giai đoạn phát triển hậu kỳ đá mới: Mức sớm chứa những công cụ tiêu biểu kỹ nghệ truyền thống Hòa Bình như rìu ngắn, công cụ hình đĩa, công cụ bầu dục vv... Sự có mặt của nhiều mảnh tước chứng tỏ người nguyên thủy Phia Muồn đã chế tác công cụ ngay tại di chỉ. Lớp văn hóa sớm thuộc giai đoạn sớm của hậu kỳ đá mới, có niên đại khoảng từ 4.300 - 4.000 năm cách ngày nay. Lớp văn hóa muộn thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí có niên đại từ 4.000 - 3.500 năm cách ngày nay. Hai lớp văn hóa sớm và muộn nằm chồng trực tiếp lên nhau, phát triển liên tục, không có lớp giãn cách. Táng tục và đồ tùy táng cho thấy, toàn bộ 12 ngôi mộ thuộc hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí là tục chôn người thân ngay trong di chỉ, với một số loại táng thức mới: bên cạnh táng thức truyền thống trước đó, kiểu chôn người chết nằm co, bó gối là táng thức nằm ngửa, duỗi tay chân và kè đá xung quanh. Những tài liệu ở Phia Muồn đã cung cấp thêm về một loại táng thức cổ mới phát hiện ở Tuyên Quang, đó là tục chôn kè đá vây xung quanh huyệt mộ và rải đá lên thân thể người chết đã hình thành một loại hình văn hóa Hòa Bình thuộc lưu vực sông Gâm, với những sắc thái riêng, tạo nên diện mạo, bản sắc vùng, phản ánh tính đa dạng trong thống nhất của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng.

Có thể nói, Phia Muồn là một trong những nơi chứng minh rõ nhất về loài người thời tiền sử, đặc biệt là cách an táng người đã khuất. Những bộ di cốt được an táng theo những cách thức đặc biệt trong lịch sử Việt Nam cũng được các nhà khảo cổ đặc biệt lưu tâm tại hang Phia Muồn.

Tại ngôi mộ thứ nhất, đoàn khảo cổ tìm thấy một bộ di cốt trong tư thế nằm ngửa, phía dưới cổ đặt một nồi gốm to với hoa văn thừng sắc nét và những dấu vết của ám khói. Người chết được rải đá dọc trên thân thể, kèm theo là hàng chục công cụ tuỳ táng được chôn cất cùng hài cốt. Trong khi đó, thông thường một người chết thời kỳ này chỉ được kèm theo 1-2 công cụ tuỳ táng. Theo PGS.TS Trần Năng Chung, điều này chứng tỏ người chết khi còn sống trong cộng đồng đã giữ một vị trí, vai trò quan trọng nào đó.

Tại một ngôi mộ khác, các nhà khảo cổ lại phát hiện những đặc điểm rất đặc biệt. Xung quanh người chết được cắm dọc những phiến đá dài chừng 40cm tạo thành một huyệt mộ hình bầu dục. Hiện tượng này rất hiếm gặp, hầu như mới xuất hiện tại Việt Nam 1 đến 2 lần trong số hàng ngàn cuộc khai quật. Lý giải về việc tất cả các mộ cốt đều có đá rải kèm trên cơ thể, PGS.TS Trình Năng Chung xác định: “Đây vừa là cách đánh dấu huyệt mộ, vừa xuất phát từ quan điểm “vạn vật hữu linh” của tộc người thời đồ đá. Người xưa cho rằng, con người sinh ra từ đá và chết đi lại trở về với đá. Đá chính là nơi trú ngụ của linh hồn”.
http://tuyenquang.gov.vn:2222/Image/image/BQLDLNH/Huu/huu/1_phia_muon.jpg
Các nhà khảo cổ học trong hang Phia Muồn
Cho đến nay, tư thế chôn vẫn được các nhà khảo cổ Việt Nam xem là độc đáo hơn cả. Với tư thế chôn nằm nghiêng, bó gối, co tay tại ngôi mộ số 1 và 12 được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là cách an táng dựa trên quan điểm người chết sẽ trở về trạng thái ban đầu khi còn trong bào thai và hy vọng kiếp sau người chết sẽ được trở lại sinh sống làm người. 

Cũng có ý kiến cho rằng, tư thế chôn này thể hiện sự mâu thuẫn trong nhân sinh quan và thế giới quan của người tiền sử. Nghĩa là, người chết thường được chôn ngay với nơi ở để được gần gũi với những thành viên khác trong gia đình. Nhưng do những người còn sống lo sợ việc linh hồn người quá cố sẽ quấy rầy cuộc sống của họ, nên khi chôn, người chết thường bị bó chặt chân tay để không thể quấy rầy người còn sống. Hiện nay, nhiều di vật tìm thấy tại Phia Muồn đã được chuyển về Bảo tàng tỉnh và được bảo quản cẩn thận để mọi người dân trong tỉnh, du khách có thể hiểu hơn về những phong tục độc đáo của cha ông thời kỳ trước.

DI TÍCH HANG PHIA VÀI

Di tích hang Phia Vài (Khuôn Hà) là di chỉ khảo cổ điển hình, tìm thấy hàng nghìn công cụ lao động có niên đại cùng thời văn hóa Hòa Bình và bộ di cốt người nguyên thủy bán hóa thạch. 
Những di cốt động vật chủ yếu thuộc tập hợp bán hóa thạch của lớp địa tầng kết vón tầng văn hóa sớm, trong tập hợp di cốt bán hóa thạch có răng người khôn ngoan (Homo sapiens) và đại diện của quần động vật hậu kỳ Cánh tân như đười ươi (Pongo sp). 
Những di cốt này nằm trong lớp trầm tích có độ kết vón rắn chắc cùng với các di tích động thực vật khác như ốc núi, cua đá, hạt trám là những di vật đặc trưng cho giai đoạn văn hóa có niên đại từ 20.000 đến 11.000 năm cách ngày nay. 
Những di cốt động vật bán hóa thạch tìm được ở Phia Vài bổ sung thêm những tư liệu quý để nghiên cứu về cổ môi trường và con người trong giai đoạn chuyển từ Cánh tân sang Toàn tân ở nước ta. Bếp lửa và mộ táng của di chỉ hang Phia Vài đã góp thêm tư liệu quý để tìm hiểu về táng tục, đời sống tinh thần cũng như cấu trúc xã hội của cư dân tiền sử. Bộ di cốt người nguyên thủy chôn nằm co, bó gối với cách khâm liệm độc đáo, táng thức bỏ ốc biển vào hốc mắt người quá cố đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu cổ nhân học tìm được những chứng tích quan trọng về quá trình tiến hóa chủng tộc người, cũng là bộ di cốt điển hình, độc đáo ở Đông Nam Á. 
Di tích bếp lửa tìm được ở Phia Vài thuộc lớp văn hóa muộn có niên đại khoảng 8.000 năm cách ngày nay, diện tích bếp không lớn, có thể phục vụ việc sưởi ấm hoặc nướng thức ăn cho một nhóm cộng đồng người theo kiểu huyết thống.
Ảnh Nguồn: Internet
Khi tiến hành khai quật bộ xương người tại Hang Phia Vài, thuộc địa phận thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân, huyện Na Hang, Tuyên Quang, GS Nguyễn Lân Cường đã phát hiện một cách khâm liệm độc đáo: đặt ốc biển vào hốc mắt. Theo giáo sư Nguyễn Lân Cường, cách khâm liệm này lần đầu tiên phát hiện thấy ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Tháng 11/2003, trong khi thực hiện “Dự án khảo sát những di tích lịch sử văn hóa thuộc khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang”, các cán bộ khoa học đã phát hiện ra một địa điểm khảo cổ học quan trọng – Hang Phia Vài, thuộc địa phận thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân, huyện Nà Hang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 150 km về phía bắc. 
Ảnh Nguồn: Internet
Lần đầu tiên phát hiện một cách khâm liệm độc đáo: Đặt ốc biển vào hốc mắt.

Đầu năm 2005, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang đã tiến hành khai quật hang này. Đây là một hang đá rất đẹp, có cửa hang nhìn ra dòng suối Cốc Ngận – nơi có nhiều đá cuội mà cư dân tiền sử sống trong hang đã sử dụng để chế tác công cụ. Mặt hang cao hơn mặt suối khoảng 15m, cửa hang nhìn về phía chính tây. 

Theo TS Trình Năng Chung và TS Nguyễn Gia Đối, địa điểm Phia Vài có dạng vừa hang, các hốc đá ở phía bắc và có dạng vừa là mái đá ở phía nam. Cửa hang rộng 35m, sâu 11m và trần hang cao 4m. Tiếc rằng, các tảng đá vôi lớn đã bị sập xuống từ trần hang, làm mất đi một diện tích khá lớn không thể khai quật được. 

Các nhà khảo cổ đã đào 2 hố khai quật với tổng diện tích là 40m2 và đã phát hiện được hàng trăm hiện vật mà chủ yếu là các công cụ ghè, đẽo thô sơ kiểu chopper và các mảnh tước, mảnh tách... Những công cụ này, được làm từ đá cuội với các chất liệu phổ biến như basalt, liolith và quartz. 

Đặc biệt trong cuộc khai quật hang Phia Vài đã phát hiện được 2 di tích mộ táng và một di tích bếp lửa. Căn cứ vào đồ tùy táng, những người khai quật cho rằng: ngôi mộ thứ nhất thuộc thời đại kim khí, cách nay khoảng trên dưới 3.000 năm. Ngôi mộ thứ hai đầu hướng đông bắc, chân hướng tây nam, có công cụ đá chôn theo - thuộc thời đại đá với niên đại cách nay khoảng trên dưới 10.000 năm. 

Thấy rõ tầm quan trọng của phát hiện trên, Giám đốc Bảo tàng Tuyên Quang Quan Văn Dũng đã quyết định để họa sĩ Nguyễn Đình Hiển bó thạch cao ngôi mộ thứ hai và bếp lửa chuyển về Bảo tàng phục vụ cho công tác nghiên cứu và trưng bày. 

Ngày 6/5/2006, chúng tôi đã tiến hành cưa bỏ phần quách thạch cao ở phía trên để lấy mẫu đất nhằm bảo quản lâu dài ngôi mộ. Trong suốt 2 tuần lễ, tôi và các đồng nghiệp ở Bảo tàng Tuyên Quang đã làm lộ dần hình hài bộ xương bán hóa thạch vô giá này. Người chết nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng. Mặc dù xương ống chân hầu như không còn, nhưng dựa vào vị trí của xương sên và xương gót chân trái, nằm sát bên chậu hông mà chúng tôi kết luận rằng, người quá cố được chôn theo tư thế nằm bó gối - một tư thế mai táng quen thuộc của cư dân văn hóa Hòa Bình, Đa Bút, Quỳnh Văn... Xương đai vai, bả vai, xương sườn, một số đốt ngón tay... vẫn còn bảo quản tốt. 

Dựa vào độ mòn của răng, độ gắn liền của đường khớp sọ, cấu tạo của khuyết ngồi lớn, góc của xương cánh chậu, xương hàm dưới,... chúng tôi kết luận rằng đây là di cốt của một người đàn bà, khoảng từ 45 đến 50 tuổi. Vì xương cánh tay trái còn tương đối nguyên vẹn, nên tính được chiều cao của cá thể này là 1,56 m. Đặc biệt hộp sọ gối lên một thềm đá và độ hóa thạch khá cao. Ở hàm trên răng cối nhỏ, cối lớn và răng nanh còn tương đối nguyên vẹn, chỉ thiếu toàn bộ răng cửa. Ở hàm dưới không những thiếu toàn bộ răng cửa, mà còn cả 2 răng nanh, toàn bộ răng cối nhỏ bên trái và răng cối nhỏ thứ nhất bên phải. Phải chăng, người ta đã nhổ đi những chiếc răng cửa như phong tục sau này của cư dân thời đại kim khí thuộc văn hóa Phùng Nguyên ở Mán Bạc, Xóm Rền, Đồng Đậu mà chúng tôi đã phát hiện và công bố.

PGS-TS Nguyễn Lân Cường (trái) và giám đốc Quan Văn Dũng (phải) đang xử lý bộ xương người cổ ở Phia Vài.

Những người khai quật hang Phia Vài đã sàng lọc rất kỹ phần đất khai quật, nên khả năng tất cả răng cửa bị mất khó xảy ra. Nếu đúng như vậy thì tục nhổ răng cửa đã manh nha từ thời đại đồ đá ở Việt Nam, mặc dù táng tục này không phổ biến như người cổ của thời đại đá mới ở Trung Quốc. Giả thiết khoa học này cần tiếp tục nghiên cứu. 

Hộp sọ còn khá nguyên vẹn, nhưng bị nén ép, nên bẹp ở phần xương đỉnh và chẩm bên phải làm cho 2 mỏm chũm và cung gò má bị lệch, không còn đúng với vị trí ban đầu. Khi tôi dùng chiếc kim nhỏ làm lộ dần 2 con ốc nằm gọn trong hốc mắt của người đàn bà này. Đây là loại ốc biển có tên khoa học là Cypraea arabica. Con ốc nằm ngửa trong hốc mắt trái dài: 27,23mm, rộng: 16mm. Con ốc trong hốc mắt phải dài: 21,61mm, rộng: 13,13mm nằm hơi chúi đầu xuống phía dưới. Tôi hơi nheo mắt lại, nhìn vào hốc mắt của người đàn bà Phia Vài, thật lạ, như thấy “bà đang nheo mắt nhìn tôi...”. 

Thời người phụ nữ này còn sống, người ta dùng loại ốc biển này để trao đổi hàng hóa, giống như tiền tệ ngày nay. Trong lúc mai táng, người ta đã đặt lên mỗi mắt một con ốc, để khi phần da thịt tiêu đi, con ốc sẽ tụt xuống hốc mắt như thay cho con ngươi. 

Dựa vào vị trí của xương tay, xương sườn và chậu hông, chúng tôi cho rằng đây là di cốt chôn nguyên dạng, không phải là bộ xương đã được cải táng. Nhìn lại những sọ cổ thuộc nền văn hóa Hòa Bình mà tôi đã nghiên cứu như Mái đá Điều, Mái đá Nước (Thanh Hóa), Động Can, Hang Chim, Hang Muối (Hòa Bình) và Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), chưa bao giờ tôi gặp trường hợp này. Những sọ cổ có niên đại tương tự phát hiện được ở Đông Nam Á cũng không thấy cách khâm liệm đặt ốc vào hốc mắt. 

Để cho chắc chắn, tôi gọi điện thoại về Hà Nội cho TS Ngô Thế Phong – nhà khảo cổ học lỗi lạc về Đông Nam Á, rất mừng khi anh có cùng nhận định với tôi.

Hình thức mai táng này được lặp lại ở thời đại kim khí, khi tôi nghiên cứu một chiếc sọ cổ của một người đàn ông khoảng 50 đến 55 tuổi tìm thấy ở Nga Văn, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) vào tháng 4/2000. Chỉ khác là, sọ và một đoạn xương cánh tay, 1 cán giáo đồng được cải táng trong một chiếc trống đồng cổ loại một. Người cổ Nga Sơn cũng đặt vào 2 hốc mắt, nhưng không phải là ốc mà là 2 đồng tiền Ngũ Thù. 

Tổng Hợp

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Chia tay rồi, chúng ta sẽ tìm thấy bình yên...

Giống như một cái ly quá lớn hay quá bé sẽ dễ dàng vuột khỏi tay và vỡ tan thì chỉ cần đặt xuống và tìm một cái ly khác có thể không bắt mắt nhưng sẽ vừa tay để giữ chặt hơn.Thì với người thương cũng sẽ như thế, có thể không tốt như người cũ nhưng sẽ hợp với chúng ta hơn, lúc đó cũng là lúc chúng ta đã tìm thấy bình yên!

Sau chia tay mà nói không buồn không đau là đang nói dối bản thân mình và dối người vì dù là yêu thương hờ hừng hay đã nhạt phai thì cũng sẽ buồn nhưng chẳng qua là mỗi người có cách tiếp nhận nỗi buồn khác nhau. Có người chọn một mình gặm nhắm nỗi đau,có người tìm bạn bè để chia sẻ, rồi có người thì cố làm cho bản thân mình bận rộn, người thì tìm men rượu để giải khuây,cũng có người tìm một ai đó để lấp đi khoảng trống...Đó chẳng qua cũng là cách để mà họ có thể mạnh mẽ chống chọi lại với căn bệnh mang tên "sau chia tay".

Thế rồi, chỉ cần qua khoảng thời gian tưởng chừng như rất khó khăn ấy,chúng ta sẽ tìm thấy sự bình yên. Tim ta không còn nhói đau khi nghĩ về đối phương nữa, mắt sẽ không còn dõi tìm những tin nhắn quen thuộc và tay sẽ thôi gõ tên tìm kiếm trên facebook nữa. Những ngày qua có thể là khóc một mình, có thể là u sầu tâm sự với bè bạn, có thể là quay cuồng với công việc bỏ cả ăn uống, có thể là say đến không biết đường về nhưng đến lúc bản thân tự cảm thấy đủ thì nó sẽ tự dừng lại, lúc này chúng ta sẽ tự biết vẽ cho mình một hướng đi, một dự định nào đó còn dang dở có thể là trước đó thay vì dự định làm cùng nhau thì giờ đây chúng ta phải làm một mình. Ừ là khó khăn đấy nhưng trải qua được chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn và sống chậm lại hơn.

Thực ra chẳng có thời gian nào là liều thuốc tốt nhất cả, chẳng qua là do cảm nhận ở bản thân mỗi người,chúng ta cũng không cần đưa ra một giới hạn thời gian nào cho việc đau buồn cả, muốn khóc thì khóc muốn say thì cứ say, không ai đủ sức để mà than khóc hay say mèm mãi như thế.Chỉ cần tin bản thân đủ mạnh mẽ thì thời gian sẽ là người bạn chứ không còn là liều thuốc nữa.Tự tìm được cho mình sự bình yên mới là liều thuốc tốt nhất!

Bình yên là khi bắt gặp ánh mắt của đối phương sẽ mỉm cười và thôi không đau lòng nữa, tiện thể gom những vật kỉ niệm cất vào ngăn kín thôi không xao xuyến nữa. Sau nữa là sao chép hình ảnh của nhau từ điện thoai vào máy tính và lưu trong một tập tin đặc biệt rồi xóa hết trong điện thoại đi để không buồn lòng mà mở xem mãi nữa,có thể thì tiện tay sửa lại tên đối phương trong danh bạ chứ không xóa đi để thỉnh thoảng có lướt thấy sẽ nhẹ nhàng lướt qua và thầm nghĩ " cũng lâu rồi chúng ta không hỏi thăm nhau nhỉ?", đủ mạnh mẽ hơn thì trò chuyện đôi câu rồi lại quay về với cuộc sống hiện tại, khi ấy là lúc ấy chúng ta đã thật sự trưởng thành để tìm thấy bình yên...

Sau chia tay không nhất thiết phải xóa sổ, gạch tên hay hờn trách thù hận, dành cho đối phương một sự tôn trọng nhất định điều đó không chỉ khiến bản thân trở nên bao dung mà còn là cơ hội để học được cách buông bỏ nhau đúng lúc khi không thể cùng nhau đi đến hết con đường. Giống như một cái ly quá lớn hay quá bé sẽ dễ dàng vuột khỏi tay và vỡ tan thì chỉ cần đặt xuống và tìm một cái ly khác có thể không bắt mắt nhưng sẽ vừa tay để giữ chặt hơn. Thì bây giờ với người thương cũng sẽ như thế, có thể không tốt như người cũ nhưng sẽ hợp với chúng ta hơn, lúc đó cũng là lúc chúng ta đã tìm thấy bình yên!
Thúy Liên

Bài học đàn bà cần phải khắc cốt ghi tâm để có cuộc sống hạnh phúc

Sáng nay ấy, tự dưng biết tin một người bạn cũ ( đã từng là bạn) được anh chồng bỏ ra khỏi nhà, chỉ để đi với cô bồ chưa chắc xinh hơn nhưng trẻ hơn. Ngày xưa ấy, bạn tôi chê toi xấu, chê cười tôi phải liều mạng để kiếm tiền, tự khiến bản thân nhếch nhác thảm hại. Toi đã bỏ đi và không chơi với cô bạn ấy nữa. Sáng nay tôi cười bạn xa rời đàn ông ngay cả ăn cơm cũng khó. Không phải đời người rất ngắn mà những gì chúng ta gặt được lại bắt đầu từ hôm qua sao? Đem cuộc đời mình, số phận mình đánh cược lên một người khác, trên thế giới này còn có người ngốc nghếch hơn thế nữa ư?

Cô bạn của tôi đã có chuỗi ngày sống hơn bà hoàng, được đi du lịch, check-in ầm ĩ, được một màn khoe trào cả Facebook về những món tiền đắt tiền, mọi đứa con gái trong lớp cũ đều muốn được giống cô bạn ấy, túi hiệu chất đầy closet, giày hiệu chỉ xỏ vào chân đôi lần… Vậy giờ cô ấy được ra đi với đôi bàn tay trắng. Ở cái tuổi 28, sau khi đã cho người đàn ông ấy cả tuổi thanh xuân, tôi tự hỏi cô ấy sẽ sống như thế nào trong chuỗi ngày kế tiếp. Ngần ấy năm, cô bạn tôi luôn là công chúa bé bỏng, được cơm bưng nước rót, được cung phụng, chỉ nghĩ đến việc đẹp và Sài tiền. Giờ đây, phải nghĩ đến việc kiếm tiền, chắc có lẽ hãi lắm.

Mấy nay người ta share ầm ĩ về vụ phim cô Trinh, ở đây tôi chẳng đã kích gì ai cả, vì cái gì cũng có giá của nó. Cơm cha mẹ ấy, các bạn ngồi ăn; cơm bản thân, các bạn đứng ăn; Cơm đàn ông, các bạn quỳ mà ăn. Đời này còn dài, cô Trinh còn tầm 30 năm nữa để sống hết cuộc đời, vinh bại một đời người đâu chỉ thể nói một vài năm, chẳng phải bao vinh hư phú quý hiện tại cô ấy đang có đánh đổi bằng bao phỉ báng của nhiều người sao? Tôi bảo cô ấy hay và Thông minh, chứ tôi không bảo cô ấy thành đạt.

Tỉnh lại đi các bạn trẻ.
Đừng vội sùng bái và đi theo bước chân của một ai cả. Không bằng cấp, không năng lực, không dáng người, không ngoại hình, không IQ, không EQ, không cùng thế giới quan, giá trị quan, không cùng tư tưởng tầng lớp, không cùng hoàn cảnh, dựa vào đâu mà bạn muốn một người đàn ông tốt có ngoại hình, có năng lực, có tố chất, có phong độ, có điều kiện coi trọng bạn? Bạn không đủ hoàn mỹ, không có tiến bộ, ngày lại ngày qua, khi tuổi tác bạn già đi thì giá trị của bạn cũng theo đó mà giảm dần. Tình yêu chính là món đầu tư có tính phiêu lưu cao nhất. Không chỉ ngoan mãi là có thể hạnh phúc đâu. Nếu người đàn ông Thông minh để kiếm tiền, chắc hẳn anh ta cũng đủ thông minh để cưới em ngốc về làm vợ, càng không cưới em quá thông minh về làm vợ. Chẳng phải bao nhiêu tấm gương sáng trước mắt về việc đại gia có cả ngàn ngàn cô người yêu, nhưng nhất nhất chỉ trở về với vợ già, hoặc chỉ muốn lẻ loi sau cuộc chơi chứ không muốn bị ai ràng buộc sao? Bạn ở đẳng cấp nào, bạn sẽ gặp người ở đẳng cấp ấy. Chẳng phải vịt con ngay từ đầu đã là thiên nga con, ngay từ đầu công chúa Lọ Lem đã là con nhà quý tộc sao?

Nếu có ai đó cầu hôn bạn: “Em phụ trách xinh đẹp, còn anh lo kiếm tiền nuôi gia đình.” Đừng vội mừng gật đầu đồng ý về làm vợ. Hãy hỏi người đàn ông đó lại:” Anh lúc nào cũng có thể kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng em có thể xinh đẹp mãi mãi không?”.

Chúng ta giơ cao khẩu hiệu ” nam nữ bình đẳng” nhưng lại cho cái suy nghĩ sống dựa vào một người đàn ông nào đó là đúng thì thật chăng công bằng. Bảo làm phụ nữ khổ quá, phải biết công dung ngôn hạnh, phải biết lo toan đủ bề,… Phải biết trăm nghìn thứ nhưng đàn ông chỉ biết một thứ ” kiếm tiền”. Thực không phải vậy đâu, nếu ngay từ đầu, các bạn không cho người đàn ông ấy là lựa chọn duy nhất của mình, thì có đâu người đàn ông ấy chỉ cần biết một thứ; ngay từ đầu các bạn đã nhất nhất cần ở người đàn ông ấy mỗi tiền, vì tiền mà chọn anh ta, thì có đâu mà anh ta cần phải có nhiều thứ khác để biết?
Ảnh: Bài học đàn bà cần phải khắc cốt ghi tâm để có cuộc sống hạnh phúc

Sáng nay ấy, tự dưng biết tin một người bạn cũ ( đã từng là bạn) được anh chồng bỏ ra khỏi nhà, chỉ để đi với cô bồ chưa chắc xinh hơn nhưng trẻ hơn. Ngày xưa ấy, bạn tôi chê toi xấu, chê cười tôi phải liều mạng để kiếm tiền, tự khiến bản thân nhếch nhác thảm hại. Toi đã bỏ đi và không chơi với cô bạn ấy nữa. Sáng nay tôi cười bạn xa rời đàn ông ngay cả ăn cơm cũng khó. Không phải đời người rất ngắn mà những gì chúng ta gặt được lại bắt đầu từ hôm qua sao? Đem cuộc đời mình, số phận mình đánh cược lên một người khác, trên thế giới này còn có người ngốc nghếch hơn thế nữa ư?

Cô bạn của tôi đã có chuỗi ngày sống hơn bà hoàng, được đi du lịch, check-in ầm ĩ, được một màn khoe trào cả Facebook về những món tiền đắt tiền, mọi đứa con gái trong lớp cũ đều muốn được giống cô bạn ấy, túi hiệu chất đầy closet, giày hiệu chỉ xỏ vào chân đôi lần… Vậy giờ cô ấy được ra đi với đôi bàn tay trắng. Ở cái tuổi 28, sau khi đã cho người đàn ông ấy cả tuổi thanh xuân, tôi tự hỏi cô ấy sẽ sống như thế nào trong chuỗi ngày kế tiếp. Ngần ấy năm, cô bạn tôi luôn là công chúa bé bỏng, được cơm bưng nước rót, được cung phụng, chỉ nghĩ đến việc đẹp và Sài tiền. Giờ đây, phải nghĩ đến việc kiếm tiền, chắc có lẽ hãi lắm.

Mấy nay người ta share ầm ĩ về vụ phim cô Trinh, ở đây tôi chẳng đã kích gì ai cả, vì cái gì cũng có giá của nó. Cơm cha mẹ ấy, các bạn ngồi ăn; cơm bản thân, các bạn đứng ăn; Cơm đàn ông, các bạn quỳ mà ăn. Đời này còn dài, cô Trinh còn tầm 30 năm nữa để sống hết cuộc đời, vinh bại một đời người đâu chỉ thể nói một vài năm, chẳng phải bao vinh hư phú quý hiện tại cô ấy đang có đánh đổi bằng bao phỉ báng của nhiều người sao? Tôi bảo cô ấy hay và Thông minh, chứ tôi không bảo cô ấy thành đạt.

Tỉnh lại đi các bạn trẻ.
Đừng vội sùng bái và đi theo bước chân của một ai cả. Không bằng cấp, không năng lực, không dáng người, không ngoại hình, không IQ, không EQ, không cùng thế giới quan, giá trị quan, không cùng tư tưởng tầng lớp, không cùng hoàn cảnh, dựa vào đâu mà bạn muốn một người đàn ông tốt có ngoại hình, có năng lực, có tố chất, có phong độ, có điều kiện coi trọng bạn? Bạn không đủ hoàn mỹ, không có tiến bộ, ngày lại ngày qua, khi tuổi tác bạn già đi thì giá trị của bạn cũng theo đó mà giảm dần. Tình yêu chính là món đầu tư có tính phiêu lưu cao nhất. Không chỉ ngoan mãi là có thể hạnh phúc đâu. Nếu người đàn ông Thông minh để kiếm tiền, chắc hẳn anh ta cũng đủ thông minh để cưới em ngốc về làm vợ, càng không cưới em quá thông minh về làm vợ. Chẳng phải bao nhiêu tấm gương sáng trước mắt về việc đại gia có cả ngàn ngàn cô người yêu, nhưng nhất nhất chỉ trở về với vợ già, hoặc chỉ muốn lẻ loi sau cuộc chơi chứ không muốn bị ai ràng buộc sao? Bạn ở đẳng cấp nào, bạn sẽ gặp người ở đẳng cấp ấy. Chẳng phải vịt con ngay từ đầu đã là thiên nga con, ngay từ đầu công chúa Lọ Lem đã là con nhà quý tộc sao?

Nếu có ai đó cầu hôn bạn: “Em phụ trách xinh đẹp, còn anh lo kiếm tiền nuôi gia đình.” Đừng vội mừng gật đầu đồng ý về làm vợ. Hãy hỏi người đàn ông đó lại:” Anh lúc nào cũng có thể kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng em có thể xinh đẹp mãi mãi không?”.

Chúng ta giơ cao khẩu hiệu ” nam nữ bình đẳng” nhưng lại cho cái suy nghĩ sống dựa vào một người đàn ông nào đó là đúng thì thật chăng công bằng. Bảo làm phụ nữ khổ quá, phải biết công dung ngôn hạnh, phải biết lo toan đủ bề,… Phải biết trăm nghìn thứ nhưng đàn ông chỉ biết một thứ ” kiếm tiền”. Thực không phải vậy đâu, nếu ngay từ đầu, các bạn không cho người đàn ông ấy là lựa chọn duy nhất của mình, thì có đâu người đàn ông ấy chỉ cần biết một thứ; ngay từ đầu các bạn đã nhất nhất cần ở người đàn ông ấy mỗi tiền, vì tiền mà chọn anh ta, thì có đâu mà anh ta cần phải có nhiều thứ khác để biết?

Bạn có thể không trở thành một người phụ nữ thành đạt nhưng bạn nhất định phải có một công việc ổn định, có thu nhập ổn định. Bạn có độc lập thì người đàn ông mới để mắt tới bạn. Dù lấy được một người tốt tới đâu, thì tiền cũng là của người đàn ông, người ta cho bạn dùng thì bạn mới có, nếu người ta không cho bạn thì bạn chẳng có gì cả.
Và cuối cùng, đừng nhất nhất phải kiếm đại gia. Chỉ cần kiếm ai đó đủ xứng đáng, tốt đủ dùng, lý lẻ đủ có, anh ấy sẽ không bỏ rơi bạn khi bạn già vì anh ấy sẽ đủ trân trọng từng giây phút thanh xuân bạn đã cho anh ấy; vì bạn đã thản nhiên ôm trọn một ai đó bằng chính sự tự lập của mình. Hoặc giả như Kiếm được một người chồng tốt quá là khó, thà chị đây tự mình cố gắng nuôi mình còn dễ hơn… đấy, tôi vừa cho các bạn hai sự lựa chọn chứ chẳng phải một. Đời này không cứ nhất nhất chỉ có một đường.

Không có mệnh công chúa thì phải có trái tim nữ hoàng. Dùng thái độ tích cực, sống cuộc đời hoàn mỹ.

https://goo.gl/7v3JbA
Bạn có thể không trở thành một người phụ nữ thành đạt nhưng bạn nhất định phải có một công việc ổn định, có thu nhập ổn định. Bạn có độc lập thì người đàn ông mới để mắt tới bạn. Dù lấy được một người tốt tới đâu, thì tiền cũng là của người đàn ông, người ta cho bạn dùng thì bạn mới có, nếu người ta không cho bạn thì bạn chẳng có gì cả.
Và cuối cùng, đừng nhất nhất phải kiếm đại gia. Chỉ cần kiếm ai đó đủ xứng đáng, tốt đủ dùng, lý lẻ đủ có, anh ấy sẽ không bỏ rơi bạn khi bạn già vì anh ấy sẽ đủ trân trọng từng giây phút thanh xuân bạn đã cho anh ấy; vì bạn đã thản nhiên ôm trọn một ai đó bằng chính sự tự lập của mình. Hoặc giả như Kiếm được một người chồng tốt quá là khó, thà chị đây tự mình cố gắng nuôi mình còn dễ hơn… đấy, tôi vừa cho các bạn hai sự lựa chọn chứ chẳng phải một. Đời này không cứ nhất nhất chỉ có một đường.

Không có mệnh công chúa thì phải có trái tim nữ hoàng. Dùng thái độ tích cực, sống cuộc đời hoàn mỹ.
Ngọc Anh

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Tâm Tình Cô Gái Na Hang ( Sub Lời)

Sáng tác: Lê Việt Hòa
Biểu diễn: NSUT Hà Vi
Lời bài hát:
Ai lên Tuyên quang ngược vòng cung Lô Gâm. Tới Na Hang quê em.
Ai bay trên không tới miền Thượng Lâm, thấy 99 ngọn núi, đấy chính là Na Hang quê em…Na Hang quê em..!Na Hang quê em…..!
Rừng cây xanh xanh, cảnh đẹp thần tiên phượng hoàng đã về đây. Em mong anh về đây anh ơi! Thương anh như 99 ngọn núi, nhớ anh như núi Pác Tạ anh ơi!
Anh từ miền xuôi tới đây, cùng em xây dựng tương lai. Anh từ miền xuôi tới đây..! cùng em xây dựng Na Hang đẹp tươi.
Anh trên Sông Năng vượt vòng qua thác bến tới Nà Hang thăm em, xa quê hương em nhớ mận Hồng Thái nhớ 99 ngọn núi nhớ cá dầm xanh quê hương Na Hang. Na Hang quê em….Na Hang quê em…Rừng cây xanh xanh cảnh đẹp thần tiên phượng Hoàng đã về đây. Em mong anh về đây anh ơi! Thương anh như 99 ngọn núi. Nhớ anh như Núi Pác Tạ anh ơi. Anh từ miền xuôi tới đây, cùng em xây dựng tương lai. Anh từ miền xuôi tới đây cùng em xây dựng Na Hang đẹp tươi. Na Hang quê em. Na Hang quê ta…
Ai trên Vị Xuyên ngược vòng qua Sinh Long, tới Na Hang quê em. Xa quê hương em, nhớ mùa đậu xanh, nhớ 99 ngọn núi nhớ cánh đồng trồng bông Lăng Can. Na Hang quê em, Na Hang quê em.
Rừng cây xanh xanh, cảnh đẹp thần tiên Phượng Hoàng đã về đây. Em mong anh về đây anh ơi. Thương anh như 99 ngọn núi, nhớ anh như núi Pác Tạ anh ơi! Anh từ miền xuôi tới đây. Cùng em xây dựng tương lai. Anh từ miền xuôi tới đây. Cùng em xây dựng Na Hang đẹp tươi.
Ai lên Tuyên Quang vượt vòng cung Lô Gâm tới Na Hang quê em. Ai bay trên không tới miền thượng lâm thấy chín chín ngọn núi , đấy chính là Na Hang quê em. Na Hang quê em, rừng cây xanh xanh cảnh đẹp thần tiên Phượng Hoàng đã về đây. Em mong anh về đây anh ơi. Thương anh như 99 ngọn núi nhớ anh như núi Pác Tạ. Anh từ miền xuôi tới đây. Cùng em xây dựng tương lai. Anh từ miền xuôi tới đây cùng em xây dựng Na Hang đẹp tươi…Na Hang quê em ….Na Hang quê ta….!

XEM TƯỚNG NỬA DƯỚI CƠ THỂ NÓI GÌ VỀ VẬN MỆNH CỦA BẠN

Nhân tướng học không chỉ xem xét vận mệnh của một con người qua tướng mặt, tướng tay hay nốt ruồi, mà còn xem cả bộ phận khác của cơ thể như mông, chân… Qua việc xem tướng nửa dưới cơ thể, bạn cũng có thể biết được vận mệnh cuộc đời của mình ra sao.
1. Mông
Người gầy thì thường không có mông (mông lép), người béo thường có mông to. Nếu người gầy mà không có mông thì vận trình không bị ảnh hưởng lắm nhưng nếu người béo mà mông lại lép thì cả vận trình sức khỏe và sự nghiệp đều vô cùng xấu.
2. Chân dài và thẳng
Những người con gái mới lớn thường cho rằng phải gầy mới đẹp, nên luôn muốn mình gầy một chút. Theo nhân tướng học thì chân thon dài tất nhiên là đẹp nhưng nếu gầy quá mức thì không tốt, càng kiêng kỵ “da bọc xương”, nhất là phần bụng chân.

3. Đùi thon
Xét theo góc độ y tế thì đùi thon cho thấy cơ thể người phụ nữ đó bị thiếu chất dinh dưỡng, tâm trạng rất hay bồn chồn, lo lắng, dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, mất ngủ, suy nhược thần kinh, thậm chí là trầm cảm và có cách sống hơi lập dị một chút.
Những người sở hữu một cặp đùi thon thường rất khôn ngoan nhưng đôi khi lại quá nhạy bén, gần như lố bịch. Đối với tình yêu thì với người này có cũng được mà không thì cũng chẳng sao, nói chung là không quan tâm. Cho nên, đùi thon chưa hẳn đã là may mắn.

4. Chân rắn chắc
Chân tròn và rắn chắc, nhất là phần bụng chân, với phụ nữ thì đây là kiểu chân “bắp chuối”, không đẹp cho lắm nhưng thực ra lại rất tốt. Những người phụ nữ có chân như vậy thường rất kiên định, đoan trang, điềm tĩnh, kiên nhẫn và sống rất tình cảm. Ngoài ra, những người này còn rất giỏi trong việc tề gia nội trợ, họ luôn có thái độ lạc quan, vô cùng chung thủy trong tình yêu, đây đích thị là người mẹ hiền, vợ đảm.
5. Lưng ngắn chân dài
Những người này thường nay đây mai đó, cả đời lao lực vất vả, cuộc sống gia đình không ổn định. Người phụ nữ có nhan sắc một chút thì cũng sẽ được hưởng nhiều tài lộc nhưng khả năng tích lũy được tiền bạc là rất thấp.
6. Lưng dài chân ngắn
Lưng dài chân ngắn là người có quyền lực, rất có phúc khí, phù hợp với các công việc quyền cao chức trọng, phúc lộc song toàn, cả đời an nhàn và tài vận cũng vô cùng hanh thông.
(Sưu Tầm)