Chuyện kể rằng: vào một ngày, suối Côn Lôn nước sông to lắm, người đi làm ruộng trông thấy một cái mảng nứa, trên mảng có một đứa trẻ sơ sinh, Người ta liền găm chiếc mảng lại, bế đứa trẻ.
Đó là một bé gái chứng ba tháng tuổi bụ bẫm kháu khỉnh. Không biết cha mẹ nó là ai và vì sao lại nỡ bỏ trôi nó như thế . Trong bản có nhà kia hai vợ chồng già không có con liền đem về nuôi.
Cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng Na Hang |
Đến năm mười bốn tuổi, cô bé đã thành một thiếu nữ thân thể nở nang, đẹp mê hồn , đần ông trông thấy là ngây người như con ma ám. Nhiều người ướm hỏi nhưng cô chưa nhận lời ai.
Trong bản có việc gì chỉ cần có sự có mặt của cô là mọi việc đều được giải quyết. không biết do cô có giọng nói dịu dàng hay do sắc đẹp quyến rũ. cô không chịu làm vợ một ai, nhưng lại thường chăn gối với đàn ông. Cô đã sinh cho nhà quằng một cậu con trai, trong khi ba bà vợ lại chỉ sinh được toàn con gái, người thi không có con. Lâu sau cô lại ăn ở với một người lái buôn và sinh cho ông ta một cô con gái. Khi đứa bé được ba tuổi người lái buôn bé con đi.
Cô vẫn là người đàn bà không chồng, sắc đẹp không hề suy giảm. trong nhà cô không mấy đêm vắng bóng đàn ông. Các bà vợ phần nhiều không ưa người đàn bà xinh đẹp này. Mấy bà vợ Quằng vẫn ghen ngầm với cô từ lâu. Một hôm, người vợ cả của Quằng sai bọn giai nhân trói cô đem bỏ vào chuồng ngựa đực. Sáng hôm sau , người đàn bà ấy đã chết mà không hiểu tại sao. Nghĩa tử là nghĩa tận, dân làng chôn cất cô ở gò đất ven đường.
Quằng thương tiếc cho dựng trên mộ một tấm bia. Trải bốn mùa xuân hạ thu đông, người đã từng chăn gối với cô mỗi khi đi qua đều đắp thêm lên mộ cổ một nắm đất tỏ lòng thương nhớ. Con các bà vợ của họ khi đi qua lại cố tình bới đi một nắm đất cho hả nổi ghen ghét ấy. thành thử trải qua bao nhiêu nam mà nấm mộ ấy không hề to lên mà cũng không nhỏ đi. Nấm mồ và tấm bia ấy được người ta gọi là gò “ ông đi qua – bà đi lại”
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét