Na Hang nằm về phía Bắc của Tuyên Quang. Thị trấn Na Hang cách thành phố Tuyên Quang chừng 120 km.
Na Hang giáp với các huyện Bắc Mê (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng) ở phía Bắc, Chợ Đồn (Bắc Kạn) ở phía Đông, Chiêm Hóa ở phía Nam, Bắc Quang (Hà Giang) ở phía Tây
Na Hang nằm trong lưu vực của 2 sông lớn: Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi Đổ xã Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km; hai sông hợp với nhau tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện 2 km. Ngoài ra 2 con sông Gâm và sông Năng, Na Hang còn có nhiều khe, lạch, suối nhỏ và trung bình.
Na Hang là một huyện vùng cao phía bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thị xã Tuyên Quang 110km với:
- Diện tích: 1.471,7 km²
- Dân số: 54.742 người (2006).
- Mật độ dân số: 45 người/km2
Na Hang được chia thành 3 khu: A, B, C.
- Đơn vị hành chính:
+ Thị trấn: Nà Hang
+ Xã: Sinh Long, Thượng Giáp, Phúc Yên, Thượng Nông, Xuân Lập, Côn Lôn, Yên Hoa, Khuôn Hà, Hồng Thái, Đà Vị, Khau Tình, Lăng Can, Thượng Lâm, Sơn Phú, Năng Khả, Thanh Tương
Na Hang là nơi sinh sống của các dân tộc: Tày (57,52%), Dao (23,38%), Kinh (9,72%), H’Mông (5,31%), còn lại là các dân tộc khác.
Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, không khí lạnh, khô hanh ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ. Nhiệt độ trung bình năm 230C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.800mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%.
Mang vẻ đẹp tiềm ẩn của núi rừng Tuyên Quang, Na Hang có tiềm năng và thế mạnh để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Na Hang được ví như “nàng tiên xanh” nổi bật giữa đại ngàn, là điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến với Tuyên Quang.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét