Ngày xưa ở bản làng của người Tày thường có nghề trồng bông, kéo sợi dệt thổ cẩm. Những sản phẩm được làm ra mới đẹp làm sao. Ngày chợ phiên hay ngày hội Lồng Tông, khăn áo như ngàn mây ngũ sắc trên mặt đất.
Năm ấy Ngọc Hoàng ra cửa trời nhìn xuống trần gian đúng vào ngày hội. Ngọc Hoàng mải mê ngắm nhìn màu sắc tươi tắn sống động đẹp hơn cả Hằng Nga Tiên Nữ. Rồi hội cũng nhanh tàn bởi 1 ngày ở trần gian thật ngắn, trong khi Ngọc Hoàng xem chưa thỏa mắt Ngọc Hoàng triệu tập quần tiên đến hỏi:
Trong các người ai có thể xuống trần gian mua vài trăm tấm thổ cẩm để trải cung Nghênh Xuân cho ta?
Có hai ngọc nữ được cử xuống trần, họ giả làm lái buôn len lởi vào các buổi chợ phiên và họ biết được muốn làm xong vài trăm tấm thổ cẩm thì phải mất 3 năm dưới trần, ho đã bàn nhau tìm thợ giỏi để đưa lên trời dệt vải vì 1 tháng ở trên trời bằng mấy chục năm dưới hạ giới. Họ đã về tâu với Ngọc Hoàng và đã được chuẩn tấu. Lần này xuống trần gian họ đã dofbieets được nhà nọ có 2 chị em dệt thổ cẩm rất giỏi. cô em dệt giỏi gấp 10 lần cô chị. Nhưng có điều 2 chị em lại giống nhâu như 2 giọt nước, người ngoài không có cách gì nhận ra. Một ngày kia 2 ngọc nữ đến nhà 2 cô gái chỉ có 1 người ở nhà đang ngồi trên khung dệt và không may đó chính là cô chị cô này đang yêu 1 người lái buôn tên là chú khách. Hai nàng tiên không nghĩ ra được cách gì bèn nói với cô chị
Nhà vua chọn 1 người dệt thổ cẩm giỏi để triệu về cung, vậy trong 2 chị em có bàn nhau xem ai sẽ đi hạn cho 3 ngày sửa soạn:
Vậy là cô chị đã vội nhắn cho người yêu đến bàn bạc và lập mưu về kinh đô. Họ quyết không nói cho cô em biết. chú khách còn xui cô chị nói với 2 ngọc nữ rằng đường xa không thể mang khung cửi theo nên phải cho 1 người thợ mộc cùng đi. Nhưng trong lúc họ đang bận chuyện có con phượng hoàng dậu trên cành cây nghe được chú khách nhìn thấy con Phượng Hoàng liền cầm thoi đuổi ném đi. Chẳng may con thoi rơi đúng vào đầu chim, chim không chết nhung bụng thì lại thù hai người gian dối kia. Đến hẹn, hai ngọc nữ tới nhà. Cô chị nhận mình là cô em và nói phải cho thợ mộc đi cùng hai nàng đã đồng ý. Lên đó họ được sống cuộc sống thần tiên và được sống với quần tiên, điều đặc biệt một tháng trên trời bằng mấy năm dưới hạ giới. họ đã đắc ý là đã lừa được cả người nhà trời. Ngọc Hoàng truyền cho Ngọc Nữ dẫn họ đi dạo một ngày rồi sau đó mới bắt đầu làm việc
Công việc đầu tiên là chú khách phải đóng khung cửi. chú ta cũng biết đóng nhưng không phải người thạo việc, kỳ cạch mãi mấy ngày cũng xong. Đến lượt cô chị ngồi vào khung cửi thô kệch dệt, loay hoay mãi cô cũng không thể dệt nhanh được. Ngọc Hoàng mấy ngày lại một lần đến xem và giục nhanh hơn nữa. Giữa lúc đó con chim phượng hoàng về tới, chim chính là một tiên nữ hóa phép xuống trần chơi. Tiên nữ liền tâu với Ngọc Hoàng tất cả sự thể và đã cho Ngọc Hoàng xem vết thương trên đầu. Lúc bấy giờ Ngọc Hoàng mới tin là sự thật. Ngài nén giận vì không muốn để mất vui khi ngày hội quần tiên đang đến gần. Người đã gọi Ngọc nữ đến và phán rằng:
hãy mau đem trả hai người trần này xuống mặt đất và triệu bằng được cô em lên đây
Hai nàng tuân lệnh đưa hai người gian dối trở về. khi xuống đến ngang vách đá, cô chị liền bảo” tới rồi, tới rồi”. Hai nàng chưa hết tức liền thu ngày phép lại, thành ra cả cô chị và Chú khách bị mắc lại nơi vách đá chơi vơi vừa tiếc nuối thượng giới lại vừa lưu luyến trần gian. Từ đó người đời gọi vách đá ấy là vách Nàng Tiên – Chú Khách. Vì dẫu sao cô chị dẫu có gian dối cũng đã một lần lên trên nên được gọi là Tiên.
Vâng qua sự tích Nàng Tiên – Chú Khách chắc chắn vào một ngày gần nhất nếu có dịp đến với Na Hang khi du lịch trên lòng hồ thủy điện Na Hang quý khách sẽ dược đi qua địa phận xã Trùng Khánh (cũ) – nay là địa phận sát nhập với xã Năng Khả. Ngay bên bờ sông trái vách đá vôi có hình ảnh Nàng Tiên – Chú Khách đang đứng chơi vơi giữa chốn bồng lai tiên cảnh và chốn hạ giới.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét